www.trethanhphat.vn

Liên hệ ngay

Nội dung

Mục tiêu, tầm nhìn

08

Sơ đồ tổ chức

07

Mô hình kinh doanh

06

Sản phẩm

05

Về Tre Thanh Phát

04

Cơ hội và thách thức

03

Tầm quan trọng

02

Tổng quan

01

Liên hệ

09

1.592.205
ha

6.5 tỷ cây

tổng diện tích trồng tre

tính đến năm 2022

TỔNG QUAN
TRE XUẤT KHẨU

37/65

tỉnh thành

có diện tích trồng tre trên 10.000 ha

tổng trữ lượng tre

sản lượng khai thác hàng năm 500-600 triệu cây

đáp ứng 10% nhu cầu lá
đáp ứng 55% nhu cầu măng

thị trường nội địa

10%
55%

Nguồn: Viện Khoa Học Lâm Nghiệp Việt Nam

TỔNG QUAN TRE VÀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA TRE

Cây tre hiện đóng vai trò lớn đời sống kinh tế - xã hội người Việt Nam, là nguyên liệu “xanh” thay cho gỗ tự nhiên và hợp chất hoá học, góp phần phát triển du lịch sinh thái và cảnh quan kiến trúc, lưu giữ và bảo tồn các giá trị truyền thống của dân tộc Việt Nam.

Đây cũng là công cụ hấp thụ carbon, chống biến đổi khí hậu, cung cấp nhiều hơn khoảng 35% oxy và hấp thụ nhiều hơn 40% carbon dioxide so với loài cây khác. Đồng thời tre là sinh kế, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và lao động trong các làng nghề mây tre đan.
Tre được sử dụng rộng rãi trong xây dựng như cọc móng, giàn dáo, trần, mái nhà, vách ngăn, khung nhà,… Tre còn được dùng làm đồ thủ công mỹ nghệ, nội thất như các loại bàn ghế giường tre, chiếu, mành tre, thúng, mủng, rổ, rá, ống hút, đến đũa ăn, tăm xỉa răng. Có thể thấy gỗ tre được sử dụng rất nhiều trong cuộc sống hằng ngày.

Ngày nay cùng với các công nghệ mới chúng ta đã có thể dùng gỗ tre sản xuất giấy, ván ép,…Những sản phẩm từ tre giờ đây không chỉ phục vụ trong nội địa mà đã có thể xuất khẩu. Không chỉ có gỗ tre mang lại kinh tế mà măng của nhiều loài Tre là thực phẩm sạch, ăn ngon, bổ, và còn có tác dụng chữa bệnh. Hiện tại đã có rất nhiều công ty, doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm từ tre cũng như măng tre.

Không chỉ có giá trị về kinh tế mà cây tre còn gắn với nét đẹp của nông thôn Việt Nam qua hình ảnh “Lũy Tre Làng”. Rào luỹ bảo vệ dân làng và hoa màu, che gió bão, ngăn dòng chảy, chống xói mòn đất,…. Hình ảnh cây tre còn ăn sâu vào đời sống tâm hồn, văn hoá, nghệ thuật và truyền thuyết lịch sử giữ nước của các dân tộc Việt Nam.

Vị trí, giá trị của “Tre” trong nền kinh tế quốc dân

Nguồn: Viện Khoa Học Lâm Nghiệp Việt Nam

TIỀM NĂNG SẢN PHẨM NGÀNH TRE

Quy mô thị trường tre toàn cầu dự kiến ​​sẽ đạt 82,90 tỷ USD vào năm 2028. Dự kiến ​​sẽ mở rộng với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) là 5,7% từ năm 2021 đến năm 2028 với các xu hướng nổi bật.

- Về công nghiệp: mảng ứng dụng sản phẩm công nghiệp chiếm tỷ trọng doanh thu lớn nhất trên 35,0% vào năm 2020 do có nhiều ứng dụng trong thực phẩm hiện đại và các ngành công nghiệp.

- Về măng: phân khúc ứng dụng măng nổi lên là phân khúc lớn thứ hai vào năm 2020 vì măng được coi là một loại thực phẩm quan trọng đối với sức khỏe vì chúng chứa các axit amin, protein cao, vitamin A, vitamin B6, vitamin E, niacin và thiamine.

- Về nội thất: mảng ứng dụng đồ nội thất dự kiến ​​sẽ đạt tốc độ tăng trưởng kép hàng năm là 5,0% trong giai đoạn dự báo do xu hướng mới nổi của các thiết kế nội thất bền vững trong các tòa nhà xanh hoặc trung tính với môi trường

Châu Á Thái Bình Dương thống trị thị trường với tỷ trọng doanh thu hơn 75% vào năm 2020 nhờ sản lượng tre được tập trung cao, đặc biệt là Trung Quốc.

CÁC NƯỚC XUẤT KHẨU TRE CHÍNH TRÊN THẾ GIỚI (%)

Nguồn: Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn

CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC

Nguyên liệu tre hiện đang chiếm hơn 30% giá trị kinh tế trong nhóm cây lâm sản ngoài gỗ.
Tre nâng cao thu nhập, tạo việc làm cho người dân, là mô hình kinh tế mới bền vững tại các vùng nông thôn, trung du và miền núi.
Trữ lượng tre tại Việt Nam lớn, tiềm năng khai thác cao, thành phẩm có tính ứng dụng đa dạng trong các ngành công nghiệp khai thác, chế biến, xây dựng và thực phẩm...

Tre nằm trong định hướng phát triển cây công nghiệp giai đoạn 2021-2030 do tính chất ưu việt về chất lượng gỗ và thời gian sinh trưởng.

Sản phẩm măng tre, lá tre chất lượng cao đã và đang được tiêu thụ và xuất khẩu tới các thị trường lớn trên toàn thế giới.

30%

giá trị kinh tế dành cho lâm sản ngoài gỗ

VỀ TRE THANH PHÁT

 1. CHÚNG TÔI LÀ AI

2. MỤC TIÊU CỦA CHÚNG TÔI

Tre Thanh Phát là doanh nghiệp với mong muốn phát triển hệ sinh thái nông nghiệp xanh trên cả nước, trong đó giai đoạn đầu tiên sẽ tập trung ở cụm vùng các tỉnh Tây Bắc. Chúng tôi chọn theo đuổi mô hình kinh doanh tạo ra tác động xã hội, mang lại giá trị bền vững cho người dân trong chuỗi giá trị và các bên liên quan.
Tạo dựng vùng nguyên liệu bền vững, giá trị cao. Tạo công ăn việc làm để nâng cao đời sống vật chất cho bà con vùng cao. Tăng hiệu quả kinh tế cho địa phương nơi doanh nghiệp đứng chân. Là mô hình chuẩn để giới thiệu quảng bá và nhân rộng. Xuất khẩu các sản phẩm chất lượng cao ra thị trường quốc tế.

SẢN PHẨM

Bao gồm các sản phẩm định hướng trong 03 năm tới

  • Thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, là món ăn ưa thích của người Việt
  • Dễ dàng khai thác, bảo quản và vận chuyển
  • Sản lượng lớn, thời gian khai thác kéo dài 6-8 tháng trong năm
  • Nguyên liệu xuất khẩu
  • Dễ dàng khai thác, bảo quản và vận chuyển
  • Khai thác liên tục trong năm không kể mùa vụ
  • Nguyên liệu giấy, than, đồ nội thất, xây dựng
  • Dễ dàng khai thác, bảo quản và vận chuyển
  • Khai thác theo chu trình phát triển của cây
01
Tre Thanh Phát sở hữu đất rừng trồng và liên kết với các hộ nông dân, nông - lâm trường để có diện tích đủ lớn nhằm xây dựng mô hình kinh doanh hoàn thiện từ trồng trọt – chăm sóc – khai thác – chế biến - xuất khẩu. Hình thành vùng nguyên liệu bền vững và giá trị cao.
02
Tre Thanh Phát tạo ra giá trị cho địa phương bằng các công ăn việc làm cho người dân có nguồn thu nhập ổn định, đảm bảo đời sống an cư.
03
Tre Thanh Phát đảm bảo nguồn nguyên liệu sản xuất tại địa phương có đầu ra trong nước và xuất khẩu tới các nước như Đài Loan, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, EU...
04
Mô hình Kinh doanh mang lợi ích chung cho:
Doanh nghiệp – Chính quyền – Người dân

MÔ HÌNH KINH DOANH

Thương mại công bằng
(Fair Trade)

MÔ HÌNH

PHỐI HỢP GIỮA
DOANH NGHIỆP - CHÍNH QUYỀN - NGƯỜI DÂN

01
TRỒNG

02
CHĂM SÓC

03
KHAI THÁC- XUẤT KHẨU

03
NHÂN RỘNG

12
THÁNG

01-03
NĂM

>20
NĂM

05
NĂM

  • Nghiên cứu hoàn thiện mô hình trồng – chăm – khai thác
  • Áp dụng chính sách của Nhà nước và chính quyền địa phương vào mô hình kinh doanh
  • Trồng theo quy mô
Doanh nghiệp & Chính Quyền
  • Chăm sóc cây theo đúng quy trình & tiêu chuẩn
  • Kết hợp hoàn thiện hệ sinh thái rừng
  • Phát triển các sản phẩm giá trị gia tăng trên đất rừng
Doanh nghiệp & Người dân

  • Khai thác Lá – Măng – Tre
  • Chế biến thành phẩm
  • Xuất khẩu
Doanh nghiệp – Chính quyền – Người dân

Hình thành mô hình
Kết hợp du lịch sinh thái
Lai tạo giống mới, giống tốt
Hình thành trung tâm nghề tre

MỤC TIÊU

2024

2025

2026

2027

  • Hoàn thiện mua đất, liên kết với các công ty lâm nghiệp của tỉnh, địa phương
  • Hoàn thiện mặt bằng đáp ứng việc đưa cơ giới vào quy trình trồng trọt – chăm sóc và khai thác theo quy mô lớn
  • Hoàn thiện đội ngũ quản lý điều hành
  • Kiểm soát quy trình chăm sóc trên quy mô lớn
  • Vận hành hệ thống quy trình KHAI THÁC
  • Bổ sung các giá trị gia tăng 
  • Đo lường, dự báo kế hoạch khai thác lá, măng
  • Xây dựng nhà máy sấy măng, lá
  • Nghiên cứu xây dựng nhà máy nghiền thức ăn chăn nuôi
  • Mở rộng vùng nguyên liệu 
  • Hình thành trung tâm nghề tre
  • Nghiên cứu, lại tạo và phân phối giống tre mới năng suất cao
  • Trở thành mô hình mẫu tại địa phương

Mục tiêu Doanh thu 5 năm trên Tre Mai
(triệu VND)

MỤC TIÊU 2024

  • Có vùng nguyên liệu 100 ha tập trung ở Bắc Kạn, Phú Thọ, Hòa Bình.
  • Giống cây trồng là giống tre mai, bát độ, mạnh tông và lục trúc
  • Vùng Bắc Kạn dự kiến 50ha - Phú Thọ: 30-50ha, Hòa Bình dự kiến 20ha
  • Mang lại việc làm cho khoảng 100 lao động hàng năm.
  • Xuất khẩu, tăng giá trị kinh tế địa phương
  • Làm mô hình để nhân rộng trong toàn tỉnh 

YÊU CẦU GỌI LẠI

GỬI THÔNG TIN

Cảm ơn
đã để lại thông tin liên hệ

Thông tin đã được gửi đi thành công

Chúng tôi sẽ cố gắng liên hệ tới bạn sớm nhất!